Thứ Hai, 4 tháng 5, 2009

CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN, THUỐC GÂY MÊ- GÂY TÊ

Chuẩn bị đủ điều kiện cho gây mê, gây tê là việc làm thường xuyên hàng ngày của người gây mê hồi sức.Nhất là những người phụ mê.Nội dung chuẩn bị bao gồm tất cả những trang bị dụng cụ thuốc phải chuẩn bị sẵn sàng trước cuộc gây mê và bổ xung những cơ số thiếu hụt, hỏng hóc. Khi chuẩn bị đầy đủ điều kiện ,người gây mê sẽ hoàn toàn chủ động trong việc gây mê trên bệnh nhân, hạn chế được những tai biến có thể xả ra.

1.Chuẩn bị phương tiện cho gây mê:
Các phương tiện cần chuẩn bị bao gồm: Phương tiện cho gây mê, phương tiện cho hồi sứcvà một số phương tiện dụng cụ khác.

1.1.Chuẩn bị phương tiện cho gây mê:
Về nguyên tắc, cần phải chuẩn bị tối đa.
- Bơm tiêm: Bộ bơm kim tiêm dùng cho gây mê gồm nhiều loại, mỗi loại bơm tiêm dùng cho một loại thuốc, ở mỗi bôm tiêm cần dán nhãn để khi lấy không bị nhầm lẫn. Bơm tiêm lấy thuốc trong gây mê thường có quy định sau:
+Bơm tiêm lấy thuốc mê: Thường xuyên bơm 20ml cho các thuốc mê Thiopental, Propofol.
+Một bơm tiêm 10ml thường dùng để pha các thuốc giãn cơ ngắn (succinyl clolin)
+Các bơm tiêm 5ml: một bơm lấy thuốc tiền mê, một bơm lấy thuốc giảm đau, một bơm lẩy thuốc giãn cơ dài...Các bơm tiêm dùng cùng cỡ bắt buộc phải dán nhãn để khỏi nhầm lẫn khi tiêm thuốc.
Nếu dùng bơm tiêm thuỷ tinh và bắng kim loại, các loại này trước khi dùng phải được hấp vô khuẩn cẩn thận để trong một hộp riêng, tốt nhất là dùng bơm tiêm nhựa dùng một lần rồi bỏ.
+kim tiêm phải có kim lấy thuốc loại to, dùng cho tưng loại thuốc, cũng không nên dùng chung tránh kết tủa thuốc, kim để tiêm dùng các kim loại nhỏ.
+Bơm tiêm điện: Dùng trong khi sử dụng các thuốc phải tính thời gian để duy trì một lượng thuốc ổn định trong máu.Ví dụ: dùng khi duy trì thuốc mê Propol hoặc thuốc hồi sức. Khi dung bơm tiêm điện phải có đoanh dây nối từ bơm tiêm tới đường truyền của bệnh nhân.
- Đèn soi thanh môn: Phải kiểm tra đèn trước khi dùng, pin phải đủ sáng, lưỡi đèn phải chọn cỡ phù hợp với bệnh nhân. có các cỡ cho người lớn, trẻ em. Phải xoay bóng đèn cho chặt. Phải sát trùng trước khi dùng cho bệnh nhân.
- Ống nội khí quản: Tuỳ theo yêu cầ của bệnh nhân cụ thể mà chon lưỡi đèn phù hợp cho bệnh nhân. Ống không có cuff chọn dùng khi đặt qua đườn mũi.
Ống có lò so chọn để dùng cho bệnh nhân mổ ở các tư thế đặc biệt dẽ gập, bẹp ống. ống cảlen dùng khi mổ phổi...Mỗi bệnh nhân phải chon 3 cữ ống để sẵn, một ống cữ vừa với bệnh nhân, thường chọn bằng cách:
Nếu là người lớn thì chon cỡ ống có đường kính trong bằng ngón tay nhẫn của bệnh nhân
Nều là trẻ em thì chọn ống có đường kính bằn ngón tay út của bệnh nhân.
Hoặc dùng công thức:
Đường kính trong của ống:
Còn ống người lớn thường dài khoảng 24-27cm
2 ống dự phòng: 1 ống có cỡ to hơn ống vừa một số
1 ống có cỡ nhỏ hơn ống vừa một số
Các ống nội khí quản được lựa chon đều phải kiểm tra trong lòng ống xem có tắc không, cuff có thủng không, phải sát khuẩn cẩn thận và để ngay ngắn trong hộp hoặc trên bàn gây mê.
- Bơm tiêm bơm cuff: Thường dùng bơm 10ml, không cần vô khuẩn.
- Các ống nối( giắc co) đẻ nối đầu ngoài của ống nôij khí quản với bóng hoặc hệ thống gây mê. Phải lắp vừa khí mới được dùng.
- Cây thông nòng (mandrin): Dùng để làm nòng thông đặt trong ống nội khí quản khi đặt ống cho những loại ống mềm hoặc cấn làm cong nhiều cho dễ đặt. Mandrin phải đủ mềm để có thể uốn cong các kiểu. Thường dùng bằng các dây nhôn đường kính 1-2mm. Đầu của mandrin khi đưa vào đầu trong của ống nội khí quản không được thò ra ngoài đầu của ống nội khí quản.
- Bóng ambu: Nếu có điều kiện dùng cho người lớn và trẻ em riêng. Bóng phải kín không được thủng. khi bóp bóng khí vào đủ cho bệnh nhân. Phải kiểm tra trước xem các van một chiều có hoạt động tốt hay không? Bóng ambu phải luôn treo ở đầu bàn mổ. Mỗi bàn mổ phải có ít nhất một bóng.
- Các loại mask : chọn cỡ phù hợp cho bệnh nhân để sẵn.
- Canun mayo: chon cỡ phù hợp cho bệnh nhân,canun đã được sát trùng để đặt trong miêng bênh nhân tránh tụt lưỡi và phòng bệnh nhân cắn ống.
- Dầu paraphin hoặc mỡ xilocain 2% để bôi trơn đầu của ống nội khí quản trước khi đặt ống .
- Lọ xịt xilocain dung dịch 3% để xịt vùng hầu họng cho bệnh nhân trước khi đặt ống tránh kích thích.
- Kìm magill: để gắp đầu trong của ống nội khí quản đưa vào khí quản khi đặt ống qua đường mũi.
- Băng dính: bản phải to 1cm. dài để cố địng ống nội khí quản.
- Met: Để nhet miệng họng nếu cần.
- Các dụng cụ phải được làm sạch, sát trùng bằn cồn. Riêng ống nội khí quản và bơm tiêm phải được vô khuẩn trước khi dùng. Sau khi đã lựa chọn và kiểm tra cẩn thận . Phải sắp sếp ngay ngắn trên bàn gây mê, đậy khăn vô khuẩn lên đẻ khi dùng mở ra dùng ngay.

1.2 Phương tiện cho hồi sức:
- 1 gối kê vai: cao hay thấp tuỳ theo bệnh nhân: từ 5-10cm.
- Oxy: Từ bình thép hoặc oxy trung tâm. Oxy từ bình phải có bộ đo áp lực trong bình, lưu lượng kế và bộ đo áp lực , van điều chỉnh hệ thống làm ẩm, dây dẫn đủ, phải mở, kiểm tra trước khi dùng
- Máy gây mê ( hoặc máy thở) Máy gây mê phải được lắp dây, kiểm tra vôi soda, các thuốc gây mê , đặt các thông số hô hấp trên bộ phận thở, vận hành thử xem có kín không các van hoạt động có an toàn không?
- Máy hút: cũng phải vận hành thử xem áp lực hút có tốt không?
- Các laọi ống thông: ống hút dịch, ống thông dạ dày, ống thông nước tiểu phải chuẩn bị sẵn và các chai chứa dịch để cắm ống hút.
- Cột truyền, quang treo dịch...
- Dây truyền dịch, truyền máu, kim truyền dịch thường dùng kim luồn.

1.3 Phương tiện theo dõi:

Ống nghe, máy đo huyết áp có băng tay cùng cỡ phù hợp nhất là đối với trẻ em, cặp nhiệt độ, theo dõi điện tim... nếu có điều kiện sử dụng monitor theo dõi các số SpO2, mạch, huyết áp, thở, điện tim...cùng một lúc.

1.4 Các phương tiện khác:

Bàn mổ, đã có sẵn trong phòng mổ, đèn mổ, kiểm tra xem có đủ sáng không, các ổ cắm điện, dây điện, ổn áp... phải kiểm tra chắc chắn, cồn 70 độ, cồn iod, bông cồn.

2. Chuẩn bị thuốc để gây mê và hồi sức:
2.1 Thuốc dùng để gây mê:
Mỗi phòng mổ đã có sẵn tủ thuốc riêng, cơ số thuốc dùng đã được sắp xếp sẵn. Người gây mê chỉ việc lựa chọn những thuốc mình sắp dùng đem ra bàn gây mê.
- Chuẩn bị thuốc tiền mê: tuỳ theo bệnh nhân mà chọn theo chỉ định.
- Chuẩn bị thuốc mê.
+ Thuốc mê hô hấp: N2O đã có sẵn tromg bình trên máy mê, chỉ cần kiểm tra đồng hồ đo áp lực. Các thuốc mê bốc hơi ở trong bình bốc hơi trên máy mê. Nếu bình nào hết cần phải bổ xung: thuốc mê halothan trong bình fluotex, thuốc mê ete trong bình ete, thuóc mê foran trong binh isofluran. Mỗi loại thuốc được đỏ trong bình riêng của nó và được khoá an toàn.
+ Thuốc mê tĩnh mạch: hai loại thuốc mê tĩnh mạch hay được dùng hiện nay là thiopental, propofol.
Thiopental: cần phải pha theo nồng độ đã chỉ định,pha vào bơm tiêm 20 ml.
Các thuốc mê khác, nếu có chỉ định dùng, cũng lấy sẵn vào bơm tiêm riêng và dán nhãn.
- Thuốc giãn cơ: thuốc giãn cơ có hai loại khử cực và không khử cực. Mỗi loại hiện nay có nhiều thuốc khác nhau. Theo chỉ định của bác sỹ mà lấy loại nào. Có thuốc cần phải pha thì pha sẵn(myrelaxin, aduan) có loại không cần phải pha. Lưu ý, khi lấy thuốc vào bơm tiêm cần phải dán nhãn vào bơm và ghi tên thuốc.
- Thuốc giảm đau: nếu dùng laọi nào thì lấy sẵn. Có thể pha loãng hay không pha tuỳ theo chỉ định

2.2 Thuốc hồi sức và dịch truyền:

- Các thuốc hồi sức tim mạch và hô hấp cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho những bệnh nhân nặng, nếu cần có thể lấy dùng ngay.
- Dịch truyền: các dung dich thông thường, ringer lactat, nacl 9%o , glucose 5%... và các dung dịch keo cao phân tử, dextran, heat 6%. 10%...máu: (nếu có chỉ định) lấy máu về phải làm ấm trước khi truyền(máu dự trữ).


3. Chuẩn bị phương tiện cho gây tê:

Gây tê là phương pháp vô cảm theo vùng. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra những tai biến bất thường. Có những tai biến nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân như dị ứng với thuốc tê, ngộ độc thuốc tê. Vì vậy việc chuẩn bị các phương tiện cho gây tê cũng phải đầy đủ như một trương hợp gây mê. Ngoài ra còn phải chuẩn bị thêm một số phương tiện cho gây tê.
- Kim gây tê tuỷ sống.
- Kim gây tê ngoài màng cứng.
- Kim gây tê xương cùng.
- Phương tiện cho gây tê tĩnh mạch.
- Các phương tiện theo dõi, ngoài những phương tiện theo dõi giống gây mê, nếu có điều kiện, cần có thêm máy theo dõi độ tê.

4. Chuẩn bị thuốc cho gây tê:

- Các thuốc tiền mê dùng trước khi gây tê cũng phải tuỳ theo bệnh nhân mà chuẩn bị.
- Các thuốc giảm đau, mê tĩnh mạch cũng phải được chuẩn bị nếu cần phối hợp, sẽ dùng.
- Các thuốc hồi sức và dịch truyền cũng giông trong gây mê.
- Các thuốc tê: tuỳ theo cách gây tê, tuỳ theo từng bệnh nhân, tuỳ theo sự lựa chọn của thầy thuốc, tỳ theo thời gian mổ mà người thầy thuốc chỉ định thuốc tê.

Tóm lại: trước một cuộc gây mê hay gây tê. Mặc dù là mổ nhỏ, người gây mê cũng phải chuẩn bị chu đáo. Công việc này chủ yếu của người y tá phụ mê. Phải chuẩn bị đủ, đảm bảo sạch hoặc vô trùng, các phương tiện khi dùng. Phải sắp xếp khoa học gọn gàng để khi gây mê dễ thấy, dễ lấy.
................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét